SEO Onpage là gì?

Seo On page là gi?

Seo on-page là gì? Nó quan trọng ra sao và ảnh hưởng như thế nào đến thứ hạng của website trên thanh công cụ tìm kiếm? Trong bài viết hôm nay mình sẽ giúp bạn giải quyết thắc mắc đó.

Có phải bạn muốn biết được liệu content có thực sự dễ hiểu với các công cụ tìm kiếm và có nằm một trong vị trí TOP trong trang 1 kết quả tìm kiếm của Google không?

Bạn có thực sự đã tìm đúng từ khóa tiềm năng để giúp cho website của bạn dễ xuất hiện ở TOP hơn không?

Nếu câu trả lời của bạn là thì chúc mừng bạn đã tìm đúng chủ đề, bài hôm nay sẽ giúp bạn hướng dẫn làm được những điều đó, tuy nhiên bạn cũng cần phải biết một số khái niệm về SEO on-page.

SEO Onpage là gì?

SEO Onpage là tập hợp các kỹ thuật tối ưu hóa các trang web để cải thiện xếp hạng cao hơn và kiếm được lưu lượng truy cập phù hợp hơn trong các công cụ tìm kiếm. On-page đề cập đến cả Content và mã code HTML của một trang có thể được tối ưu hóa, trái ngược với SEO Off-page có liên quan đến các backlink và các tín hiệu bên ngoài khác.
Ngoài ra, SEO on-page bao gồm việc tối ưu hóa Tiêu đề, thẻ HTML (title, meta và header) và hình ảnh của bạn.

Seo On page là gi?

SEO Onpage là gì?

Tại sao SEO onpage lại quan trọng?

Bởi vì SEO Onpage là một phần không thể thiếu của SEO có thể giúp cho bạn có được thứ hạng cao hơn, tiếp cận đối tượng khách hàng lớn hơn và tăng lưu lượng truy cập tự nhiên.

Ngoài ra, bạn không thể đơn giản mà bỏ qua SEO Onpage được vì bạn có nhiều quyền kiểm soát hơn khi tối ưu hóa các yếu tố trên trang – trái ngược với SEO Offpage bao gồm các tín hiệu bên ngoài

Lý do vì sao trang web của bạn không lên top?

Hiện nay thuật toán google rất thông minh khi nó có thể tìm những nội dung, website tốt nhất và xứng đáng nhất với các vị trí đứng top, Google không chỉ xem xét điểm số SEO Onpage của một bài viết, mà nó cũng đưa nhiều yếu tố khác như: shares, likes, comments, follows,  …, chất lượng backlinks và nhiều yếu tố Off-page khác.

Vì vậy mà nếu những yếu tố trong website của bạn không đáp ứng được những yêu cầu mà google đề ra thì điều này rất khó để bạn đưa được trang web của bạn lên top của trang tìm kiếm. Và các yếu tố đó là gì thì mời bạn đọc tiếp bài nhé.

Các yếu tố SEO On-page là gì?

SEO onpage là gì? 33 kĩ thuật tối ưu seo onpage mới nhất 2020

Dưới đây, một danh sách các yếu tố SEO quan trọng trên trang có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự thành công của trang web của bạn.

– Crawlability website: Trang web của bạn phải đảm bảo các robot tìm kiếm có thể  thu thập dữ liệu, truy cập và lập chỉ mục.

– Site architecture (Cấu trúc trang web): Trang web của bạn phải có một cấu trúc và logic rõ ràng trong kiến trúc của các trang.

– Quality outbound links: Các trang liên kết bên ngoài được bạn đưa vào website của bạn thì phải đảm bảo các liên kết đó phải là liên kết chất lượng cao.

– Website speed: Tốc độ load trang web của bạn phải nhanh trên tất cả các thiết bị (3-5 giây).

– Mobile friendliness: Nó phải thân thiện trên tất cả các thiết bị di động và trình duyệt.

– Use of HTTPS:Trang web của bạn phải được bảo mật và phải có chứng chỉ SSL.

– User-friendly URLS: Địa chỉ URL nên đơn giản và thân thiện với người dùng.

Well targeted content:Trang nhắm tìm kiếm mục tiêu cụ thể.

– Keyword optimization: Trang sử dụng các từ khóa có liên quan, nghĩa là các Keyword phải xuất hiện trong các Tag quan trọng như: Title, Description, H1, URL, Anchor text của internal link, ATL của ảnh.

– Image optimization: Nghĩa là bạn phải tối ưu về tỉ lệ hình ảnh(Hình ảnh phải có 320 pixel và tối đa 1280 pixel trên một chiều dài), đặt tên tệp tin ảnh theo kiểu không dấu có dấu gạch ngang, ví dụ: hinh-anh-seo-la-gi

– Readability and UX: Văn bản phải được tối ưu hóa tốt, dễ đọc và thân thiện với người dùng.

– CTR: Tỉ lệ nhấp/click chuột. Hiểu đơn fianr chỉ số CTR là tỷ lệ người dùng nhấp vào đường link trên tống số lần đường link này hiển thị.

Kỹ thuật tối ưu hóa SEO Onpage cho 11 yếu tố quan trọng

Seo Onpage gồm các công việc gì cần phải làm?

Nội dung như nào được gọi là nội dung tốt và chất lượng?

Nội dung chất lượng

Nội dung gốc: Một nội dung đảm bảo chất lượng là một nội dung không sao chép, viết lại các bài viết hiện có: văn bản, hình ảnh, video, cách trình bày,…

Nội dung được xuất bản trên trang web của bạn đầu tiên :Nếu một nội dung hay trang web đã được xuất bản thì trang web khác không nên có một nội dung như trang web đã được xuất bản, ngay cả khi đó là nội dung của riêng bạn.

Nội dung bao gồm văn bản: Hãy cố gắng mô tả bằng lời nói ở dưới hình ảnh hay video bạn có đưa vào nội dung của bạn.

Nội dung hữu ích: Trước khi nhấn nút xuất bản một nội dung, hãy đảm bảo những gì xuất hiện trên đó sẽ làm tăng thêm giá trị cho trang web của bạn.

Bài viết dài: Nó được chứng minh là xếp hạng tốt hơn so với các bài viết ngắn.

Tiêu đề trang và meta description.

Khi công cụ tìm kiếm ‘đọc’ các trang của bạn, họ kiểm tra tiêu đề trang, mô tả trang, thẻ Heading và nội dung của bài viết như:hình ảnh,video, văn bản,….

Bởi vì họ cần phải hiểu tổng quan trang đó là về gì và sau đó dựa trên các yếu tố khác như: SEO OffPage, mức độ cạnh tranh ,…

Đây là hình ảnh ví dụ về tiêu đề trang cũng như thẻ H1

Tiêu đề trang (Title

Đây là yếu tố quan trong nhất trong quá trình SEO onpage vì việc đặt title có thể giúp cho công cụ timg kiếm cũng như người dùng hiểu được nội dung của bạn.

Một số lưu ý khi đặt title:

– Nên đặt từ khóa ngay chính phần đầu của thẻ mô tả

– Mô tả phải là duy  nhất, nó không được trùng lặp với cặt đặt title như các trang khác.

– Độ dài title không quá ngắn cũng không quá dài, đề xuất từ 35-65 ký tự và nó phải có nghĩa.

– Mô tả phải bao quát được nội dung chính mà trang bạn muốn nói đến.

xem thêm: 22 cách viết tựa đề bài viết hấp dẫn

Thẻ meta mô tả tìm kiếm(Description)

Ví dụ về tối ưu mô tả tìm kiếm

Thẻ meta là những gì người tìm kiếm sẽ thấy được trong trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Nó phải có tính mô tả, tối đa 160 ký tự và duy nhất cho mỗi trang. Tương tự như thẻ title, cả hai là hai thông tin quan trọng nhất quyết định xem khách hàng có tìm đến trang của bạn không.

Thẻ mata cũng giống như việc bạn đi quảng cáo trang web của bạn và lôi kéo họ click vào liên kết để đi đến trang thay vì lựa chọn liên kết khác.

Một số lưu ý về thẻ meta bạn nên biết:

– Đặt từ khóa ngay phần đầu vủa thẻ mô tả.

– Độ dài khuyến nghị là nên từ 100-155 kí tự

– Mô tả ngắn gọn nội dung trang web của bạn

Heading tags:

Các thẻ Heading là các yếu tố xếp hạng của bạn trong SEO, nó giúp cho trang web của bạn thân thiện, rõ ràng, giúp cho công cụ tìm kiếm và người dùng dễ phân tích và dễ hình dung hơn.

– H1: Mỗi một trang chỉ nên có một thẻ H1. Nếu bạn đang sử dụng WordPress thì theo mặc định, tiêu đề (title) của một trang nên là thẻ H1.

– H2: Mỗi thẻ H2 sẽ thể hiện những điểm chính của từng đoạn trong bài viết, H2 có chứa từ khóa 1 lần.

– H3-H6: Việc sử dụng H3-H6 dùng để phân cấp Content nếu mục cha của nó có nhiều mục con.

Image – Tối ưu hình ảnh

Việc thêm hình ảnh cho một trang web sẽ tạo sự sinh động và thú vị hơn rất nhiều.

– Công cụ tìm kiếm sẽ không hiểu hình ảnh của bạn cho nên bạn phải tối ưu nó

– Việc thêm hình ảnh nó rất quan trọng trong SEO, có thể làm tăng tốc độ tải trang

– Chọn các định dạng file: gif, png, jpg.

– Sử dụng tên ảnh, thuộc tính ATL, để mô tả ảnh

– Đặt tên không dấu phân tách các từ bởi ký tự gạch ngang ví dụ: ban-do-giao-thong-cua-phuong-phuoc-my

– Đặt ảnh ở các vùng text có nội dung liên quan tới hình ảnh

Tối ưu hóa URL

Một số ví dụ về url tốt:

– https://www.vietnetgroup.vn/thuc-hanh-seo-wordpress.html 

– https://namdenroi.com/huong-dan-hoc-seo-wordpress/

– https://giasukiemtien.com/unica-thiet-ke-web-chuan-seo-bang-wordpress

Và đây là một số ví dụ về urls chưa đạt:

– domain.com/531214/xuatban/dulieu2/Thu_thuat_SEO.html

– domain.com/tuhocseoweb/ hoặc

– domain.com/?p=100 hoặc

Qua hai ví dụ trên bạn có thể thấy một url tốt phải có sử dụng dấu gạch nối ‘-‘. Nó được dùng để tách riêng các phần khác nhau và url phải nhỏ hơn 255 kí tự.

Internal link

Internal link là hình thức liên kết nội bộ từ trang này sang trang khác. Các link này nằm trên cùng một tên miền hay Website. Nó thường được ứng dụng nhiều trong việc điều hướng và chia sẻ giá trị liên kết.

Internal links liên kết bên trong web

– Internal Link có thể chuyển sự uy tín từ trang này sang trang khác.

– Làm điều hướng giúp khách hàng truy cập vào các trang có giá trị cao.  Internal Link có thể tạo sự chuyển đổi cao hơn hẳn.

– Nếu liên kết nội bộ được tối ưu hóa tốt thì bạn có thể giữ khách truy cập lâu hơn trên website, sẽ giảm được tỷ lệ thoát.

Nếu trang trang web của bạnđủ  phong phú với đầy đủ các nội dung, bạn nên đặt tối thiểu 3 và tối đa 10 liên kết nội bộ trong một trang tùy thuộc độ dài của nội dung. Việc đặt link nên dẫn theo ngữ cảnh tới các trang liên quan nhé.

không liên kết tới một trang quá hai lần vì Google chỉ tính đầu tiên.

xem thêm:Phương pháp xây dựng internal link hiệu quả

External Link(Liên kết ngoài)

Inbound và Outbound Link là 2 loại liên kết chính của External Links

Nếu Internal Link là liên kết nội bộ bên trong, thì External Link là liên kết bên ngoài.Sử dụng liên kết ngoài  sẽ tăng độ tin cậy của nội dung và điều này là tốt cho SEO. Chúng được chia thành 2 loại là Inbound Link và Outbound Link.

Inbound Link hay còn gọi là Backlink. Inbound Link là các liên kết trỏ đến Website của bạn từ những trang Web khác.

Còn Outbound Link là các liên kết trỏ đến các trang Web khác từ trên Website của bạn chuyển đổi.

Tốc độ tải trang

Là một quản trị viên web, việc của bạn là phải đảm bảo website tải nhanh nhất có thể. Tốc độ tải trang nhanh không chỉ tốt cho SEO mà còn duy trì khách hàng. Tốc độ tải trang nhanhcó thể tạo ra tỉ lệ chuyển đổi.

Thân thiện trên thiết bị di động

Trang web của bạn nên đáp ứng về thiết kế responsive. Vì hiện nay có hơn 60% người dùng tìm kiếm trên google thông qua thiết bị di động. Điều đó nói lên điều bạn không chú trọng về mặt tối ưu trên thiết bị di động. Là bạn đã đánh mất lượng khách hàng tiềm năng rất lớn.

Tối ưu hóa trang web cho thiết bị di động - Google Ads Trợ giúp

Hãy đảm bảo mọi thứ được hiển thị chính xác bao gồm các nút kêu gọi hành động.

Tối ưu khả năng đọc:Làm nổi bật các text quan trọng

Ví dụ về việc làm nổi bật text quan trọng

Việc làm nổi bật những cụm từ quan trọng trong bài viết. Giúp độc giả tập trung chú ý hơn, nắm bắt những thông tin chính của bài tốt hơn. 

Hãy sử dụng các thẻ sau trong khi soạn thảo nội dung:

  • Sử dụng các thẻ H1, H2, H3
  • Sử dụng keyword trong các thẻ Bold, Strong (B), In nghiêng (I), gạch chân (U)

Tích hợp các nút chia sẻ lên mạng xã hội

Tương tác mạng xã hội cũng là một yếu tố xếp hạng, vì vậy bạn nên tích hợp các Plug-in cho các mạng xã hội để người đọc dễ dàng chia  sẻ bài viết của bạn.

Tích hợp các nút chia sẻ lên các mạng xã hội như

– Facebook

– G+

– Twitter

– LinkedIn

– Pinterest

– Post bài viết lên các trang

– Google Site

– Blog Spot

ví dụ về việc thêm các nút chia sẻ trong một bài viết 

Tóm tắt

Trên đây là những chia sẻ về kỹ thuật Tối ưu SEO On-page để có được thứ hạng tốt trong các kết quả tìm kiếm, bạn cần phải nhớ:

Hãy tập trung vào việc đưa ra những giá trị thực sự hữu ích cho độc giả. Bạn hãy cung cấp và truyền tải được thông tin hữu ích  về chủ đề của bạn. Hãy làm nó một cách tốt nhất, hấp dẫn và hữu ích cho người đọc. Vì vậy hãy tạo ra nội dung hay và hấp dẫn. Để từ độc giả sẽ yêu mến bạn, công cụ tìm kiếm sẽ yêu mến bạn.