Digital Marketing là gì?

Chào mừng các bạn đã đến với bài viets này. Trong bài viết hôm này sẽ giúp cho bạn hiểu và biết được một số kiến thức cơ bản về Digital Marketing là gì. Một số nội dung bạn sẽ học được qua bài viết này gồm:

– Khái niệm Digital Marketing là gì?

– Digital Marketing gồm nhưng loại nào?

– Digital Marketer là ai? Kĩ nẵng họ cần có là gì?

– Vì sao Digital Marketing lại quan trọng?

– Những vị trí công việc của Digital Marketing mà bạn cần biết

– Các công cụ hỗ trợ trong quá trình làm Digital Marketing?

– Các câu hỏi thường gặp trong Digital Marketing?

Digital Marketing là gì?

Digital marketing là gì?

Digital marketing là gì?

Digital marketing hay còn gọi là tiếp thị trực tuyến nó là một mảng của Marketing, bao gồm các hoạt động marketing trên tất cả nền tảng kỹ thuật số như thiết bị điện tử hoặc internet (máy tính để bàn, mobile và các nền tảng kỹ thuật số khác (Radio, SMS,..). Digital Marketing cũng trở thành lĩnh vực quan trọng, cần thiết ở các doanh nghiệp. Digital Marketing hiện đang là một trong những ngành hot nhất hiện nay

Digital Marketing gồm nhưng loại nào?

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)

Đây được xem là hình thức Digital Marketing phổ biến, được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Mục tiêu cuối cùng của SEO hướng tới đó là giúp bạn tăng thứ hạng trong công cụ tìm kiếm, website của bạn sẽ được thu hút bởi khách hàng tiềm năng, đồng thời biến nó thành tỉ lệ chuyển đổi cao. Vì vậy bạn phải tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO..

– SEO onpage:Tập trung vào việc tối ưu các nội dung có sẵn trên trang web. Thông qua các hoạt động nghiên cứu từ khóa mà người dùng quan tâm

– SEO offpage: Ngược với SEO onpage, chiến lược này tập trung vào các hoạt động tối ưu bên ngoài website. Phần lớn các chuyên gia SEO sẽ tập trung vào việc xây dựng các backlink để cải thiện tính thẩm quyền của trang web, từ đó giúp gia tăng thứ hạng của trang web trên trang kết quả tìm kiếm.

– Technical SEO: còn gọi là tối ưu kỹ thuật SEO, phương pháp này chú trọng tới việc cải thiện trải nghiệm người dùng khi truy cập vào website như: tối ưu tốc độ tải trang, cải thiện dung lượng hình ảnh, tối ưu hóa các tệp CSS,…

PPC (Pay per click)

PPC nghĩa là “Trả tiền cho mỗi lượt nhấp chuột”. Hiểu nôm na rằng PPC là quảng cáo tính phí cho mỗi lần nhấp chuột của khách hàng khi tìm kiếm.

Content Marketing

Content hay còn được hiểu là nội dung, là yếu tố nhất định phải có trong bất cứ hình thức Digital Marketing nào. Content marketing là một hình thức tiếp thị nội dung thông qua các bài viết, kể chuyện và chia sẻ các thông tin hữu ích để tăng nhận thức về thương hiệu. Bạn phải tạo ra một nội dung đầy cuốn hút, tạo được sự hứng thú cho độc giả  thì bạn mới có hể giữ chân họ lâu hơn được.

Một số chiến lược content marketing phổ biến như:

  • Viết Blog: Đăng tải các bài viết trên blog của công ty giúp bạn thu hút được nhiều lưu lượng truy cập mà không phải trả tiền. Thông thường phương pháp này sẽ kết hợp với tối ưu SEO để tạo ra nhiều lưu lượng truy cập nhất có thể.
  • Video, Podcast: Sản xuất Video và Podcast giúp quảng bá kiến thức và hình ảnh thương hiệu của bạn.
  • Infographic: Đây là dạng nội dung trực quan có khả năng thu hút người xem rất tốt. Bạn có thể thấy trên thế giới có cả mạng xã hội chia sẻ về infographic như Pinterest, canva,…

Social media Markeeting

Sử dụng các tiếp thị truyền thông xã hội(social medial Marketing) để thúc đẩy sự tương tác và quảng bá thương hiệu doanh nghiệp của bạn, đây là nới dễ dàng tiếp cận với khách hàng hơn, ví dụ: Facebook, LinkedIn, Instagram, Twitter, Pinterest,…

Affiliate Marketing

Affiliate marketing là một hình thức tạo thu nhập bằng việc quảng bá những sản phẩm/dịch vụ của người khác thông qua các đường link. Bạn sẽ sử dụng đường link này quảng cáo trên các tiếp thị trên truyền thông(digital marketing) như faceboook, youtube,… Nếu ai đó đăng ký hay mua hàng thông qua đường link của bạn thì bạn sẽ nhận được hoa hồng.

Marketing Automation

Marketing Automation là một cách tự động hóa tiếp thị để truyền tải thông điệp sản phẩm đến khách hàng. Chúng giúp chuỗi quy trình Marketing diễn ra thuận lợi, hiệu quả hơn mà không tốn quá nhiều thời gian, công sức. Như email tự động, tin nhắn(sms) tự động, message,…

Ngoài ra còn có các loại digital marketing khác như: Online PR, sponsored Content, Inbound marketing

Digital Marketer là ai? Kĩ nẵng họ cần có là gì?

Digital marketer là những người làm việc liên quan đến digital, nghĩa là những công việc để tạo ra leads(là khách hàng tiềm năng có nhu cầu liên quan đến sản phẩm) và nhận diện thương hiệu.

Kĩ năng cần có của một digital marketer là gì?

Viết content

“Content is King” câu nói minh chứng cho một điều là content vô cùng quan trọng trong mọi chiến dịch Marketing. Viết content phải hay, phải “chất” thì mới mang lại hiệu quả tuyệt đối. Nó đang dần dần thống trị trong mọi chiến dịch marketing.nó là một yếu tố vô cùng quan trong trong việc nâng tầm thương hiệu của bạn.

việc xây dựng một content hay, độc đáo sẽ khiến khách hàng lưu ý, quan tâm hơn đến sản phẩm và khẳng định được vị thế của mình trong lòng khách hàng, khiến khách hàng sẽ nhớ đến sản phẩm cũng chính là khiến họ nhớ đến thương hiệu tạo nên nó.Một nội dung hấp dẫn sẽ luôn thu hút được lượng khách hàng đáng kể, giúp tăng lượng tương tác trên website hoặc vì thế mà tăng tỉ lệ chuyển đổi,…Vì vậy trong quá trình làm digital marketing content thực sự quan trọng là điều quá hiển nhiên.

Nếu bạn có kĩ năng này tốt thì đó là một lợi thế đối với bạn. Càng tuyệt vời hơn nếu bạn biết chuyển đổi một nội chung chưa thực sự tối ưu thành một nội dung tối ưu hơn và hay hơn nhiều. Điều này sẽ giúp bạn vượt xa và nhanh đi lên hơn trong sự nghiệp với Digital marketing.

SEO and SEM

Bạn phải hiểu về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và SEM (search engine marketing) nếu muốn làm việc trong ngành này. Hiểu về tầm quan trọng của SEO và cách ứng dụng của nó trong ngành còn quan trọng hơn rất nhiều. Đây là bước đầu tiên của bất cứ một chiến dịch digital marketing hay quản trị nội dung nào. Hiểu cách SEO và SEM hoạt động như thế nào sẽ giúp bạn phối hợp tốt hơn với những mảng còn lại của team digital.

SEO và SEM có sự khác biệt như thế nào trong digital marketing là gì

SEO and SEM

Edit Video

Trong một bài viết mà có áp dụng hoặc thêm vào video thì sẽ giúp cho bài viết, trang web của bạn tăng lượng tương tác và tạo xếp hạng cao hơn trên Google. Bạn không cần trở thành chỉnh sửa video một cách chuyên nghiệp  nhưng bạn có thể học cách tạo ra một video cơ bản. Hiểu cách viết kịch bản, sử dụng các nền tảng và apps để tạo ra video và các yếu tố ảnh hưởng của video sẽ là điểm cộng lớn cho bạn khi ứng tuyển cho công việc Digital Marketing.

Data và phân tích dữ liệu

Data và phân tích dữ liệu đây là một kỹ năng hết sức quan trọng với một digital marketer. Vì những data thu thập được bởi nó giống như một việc bạn mở ra được cánh cổng để kham phá thế giới bên ngoài. Nó phải được phân tích kỹ lưỡng và chuyên sâu để thu thập và giữ chân khách hàng mới.

Design Thinking

Design Thinking là quá trình bạn tiếp cận và giải quyết vấn đề dựa trên tư duy hình ảnh hình dung để đưa ra giải pháp. Design Thinking vẫn giúp bạn giải quyết được bằng cách hiểu sâu các vấn đề liên quan đến con người, cách tiếp cận thực tế bằng tư duy hình ảnh và các phương thức kiểm tra. và trong marketing hiểu trải nghiệm khách hàng là chìa khóa thành công trên nền tảng digital. Tư duy thiết kế vô cùng quan trọng vì nó giúp bạn hiểu cách tương tác với khách hàng tốt nhất.

Bạn cũng phải đề xuất những cải thiện dựa trên những dự đoán của mình và đảm bảo ý tưởng của bạn là khả thi.

Kiến thức về công nghệ

Sẽ là một lợi thế nếu bạn biết và hiểu về kiến thức công nghệ. Áp dụng IT vào marketing. Vì công nghệ có ảnh hưởng vô cùng lớn trong thời đại số hiện nay. ví dụ như việc hệ thống mã hóa web và quản lý nội dung.

Hiểu cách tương tác

Bạn phải biết cách tạo sự tương tác. Cần có sức thuyết phục cực kỳ lớn để có thể hình thành một chiến dịch. Giúp phát triển doanh nghiệp của bạn. Hãy đảm bảo rằng bạn nắm rõ mọi công việc từ SEO đến content và công nghệ. Nắm rõ quy trình hoạt động của công ty. Vì trong quá trình làm sẽ có trường hợp khách hàng sẽ phản hồi về sản phẩm của công ty bạn. Bạn hãy khôn khéo giải quyết khi gặp vấn đề này.

Trên đây là một số kỹ năng cơ bản mà một digital marketer cần có. Hi vọng sẽ giúp cho bạ học hỏi và áp dụng được vào công việc .Chúc các bạn luôn thành công.

Vì sao Digital Marketing lại quan trọng?

Tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả

Với Marketing truyền thống thì cách mà người ta tiếp cận khách hàng truyền thống như là: quảng cáo trên Tivi, báo đài, in hàng chục ngàn tờ rơi hay gọi điện. Chi phí dịch vụ có thể lên đến hàng chục tỷ đồng là điều dễ dàng sẽ xảy ra.

Nhưng với Digital marketing sẽ giúp bạn tiếp cận đến đối tượng khách hàng và nhăm đúng mục tiêu tiếp cận hơn với chi phí thấp.

Hướng đến thị trường khách hàng tiềm năng và mang lại tỉ lệ chuyển đổi cao hơn.

Marketing truyền thống bằng việc tiếp cận khách hàng thông qua truyền hình, hoặc trên các biển quảng cáo ngoài trời, trên các trang tạp chí. Các loại hình tiếp thị này sẽ rất khó để cho chúng ta đo lường được số lượng độc giả. Nhưng với digital marketing thì ngược lại, Digital marketing sẽ giúp bạn xác định mục tiêu cụ thể hơn rất nhiều. 

Ví dụ: Bạn có thể sử dụng SEO  hay Google Ads để tiếp cận khách hàng tiềm năng đến với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn thông qua việc tìm kiếm các từ khóa cụ thể có liên quan đến lĩnh vực của bạn.

Hoặc với các nền tảng quảng cáo trên mạng xã hội như Facebook, bạn có thể dễ dàng định hình nhu cầu khách hàng theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vùng miền, sở thích, thói quen mua sắm,…

Tốc độ tiếp cận nhanh, tăng độ linh hoạt

Mạng xã hội đã và đang tiếp tục là một công cụ làm việc, ứng dụng giải trí, nguồn thông tin quan trọng trong cuộc sống.Và thông qua các nền tảng phân phối cũng như các kênh quảng cáo và kênh truyền thông xã hội cho phép thông tin của doanh nghiệp được gửi đi một cách vô cùng nhanh chóng. Chỉ với một vài thao tác bạn đã có thể gửi tin nhắn thương hiệu đến với hàng ngàn khách hàng mục tiêu. Hay chỉ với một vài cú click chuột bạn đã có thể gửi email tới hàng ngàn người trong danh sách(Email tự động).

Đo lường hiệu quả và tối ưu được

Digital marketing cung cấp khả năng đo lường dễ dàng và hiệu quả hơn với những công cụ phân tích kỹ thuật số.Thông qua các công cụ đo lường này, bạn có thể xác định chính xác mức độ quan tâm của khách hàng thông qua chỉ số lượt xem video, lượt nhấp, lượt chia sẻ, số lưu lượng truy cập trang web, số lượng tiếp cận bài viết,…

Những vị trí công việc của Digital Marketing mà bạn cần biết

Bạn muốn bắt đầu nhưng lại không biết vị trí nào lại phù hợp với mình. vậy thì hãy đọc tiếp nhé, nó sẽ giúp ích cho bạn đấy.

Quản lý SEO/SEO Manager

Là một SEO Manager (hay SEO Leader). Bạn cần phải đánh giá SEO tổng thể, từ đó cùng team digital marketing chạy chiến dịch hiệu quả. Bên cạnh đó bạn cũng cần tối ưu website, social media và content khác.

Chuyên gia nội dung/Content

Với vai trò này, bạn sẽ là người tạo ra nội dung. Là người chịu trách nhiệm lập kế hoạch và đưa ra chiến lược trong Digital marketing. Việc này giúp website tăng lượng truy cập cũng như thứ hạng trên Google.

Bạn sẽ cần sự phối hợp với người quản lý SEO. Thông qua việc sử dụng các từ khóa và nhóm từ khóa từ team SEO.  để giúp cải thiện hiệu quả của nội dung mà bạn đã viết.

Người quản lý Social Media

Công việc này là tập trung vào các hệ thống mạng xã hội để tạo ra các bài đăng. Với mục đích là thu hút sự chú ý của người đọc.

Điều phối viên tự động hóa

Trong digital  marketing, vị trí công việc này sẽ tập trung vào công nghệ. Bạn sẽ cần tìm kiếm những phần mềm tốt nhất giúp phân tích hành vi của khách hàng. Cũng như những hệ thống hỗ trợ sales/marketing tự động. Bạn sẽ tham gia vào quá trình đo lường và theo dõi hiệu suất của các chiến dịch marketing.

Digital Marketing Manager

Đây có thể coi là vị trí cao nhất trong các công việc làm về digital marketing. Ở vị trí này bạn sẽ thường xuyên giám sát quá trình phát triển nội dung tổng thể. Và cập nhật công nghệ mới để tối ưu các chiến lược digital marketing.

Đây là vị trí công việc đòi hỏi bạn cần nhiều trải nghiệm. Cũng như đòi hỏi công ty cần có chút ngân sách để đầu tư vào.

Các công cụ hỗ trợ trong quá trình làm Digital Marketing?

Vì tính chất công việc của người làm digital marketing là đa dạng. Họ phải tương tác với rất nhiều kênh và thực hiện rất nhiều tác vụ khác nhau. Từ planning, research, cho tới báo cáo. Các công cụ hỗ trợ trong quá trình làm Digital marketiing như: phân tích thị trường / đối thủ. Công cụ hỗ trợ Social Marketing, Công cụ đo lường, phân tích và A/B testing, Công cụ hỗ trợ công việc hằng ngày.

Vì vậy, đòi hỏi phải có sự năng động để có thể xử lý công việc. Trong Digital Marketing có rất nhiều tool sẽ hỗ trợ đắc lực cho các bạn làm bên mảng này, những công cụ, ứng dụng dành riêng cho các Digital Marketers nhằm giúp công việc của các bạn linh động, dễ dàng và hiệu quả hơn.

Một số công cụ thì hoàn toàn miễn phí (FREE), một số thì miễn phí nhưng sẽ giới hạn tính năng sử dụng trừ khi trả phí (FREEMIUM), một số thì phải trả phí mới được sử dụng (PREMIUM), một số thì phải trả phí nhưng có cho dùng thử (TRIAL). Và tất nhiên đã là miễn phí thì luôn có một số hạn chế nhất định. Nên nếu muốn sử dụng với nhiều chức năng bạn phải trả phí.

Các câu hỏi thường gặp trong Digital Marketing?

Cho em hỏi là một người không có nền tảng về digital marketing, thì nên bắt đầu từ đâu?

Digital marketing là một ngành hết sức sâu rộng. Nếu là người mới bắt đầu em có thể tìm hiểu về cách thức hoạt động, kĩ năng cần có. Từ đó tự trau dồi những kĩ năng em nghĩ em có thể tự học. Lúc đó em sẽ tự tin hơn nếu đi ứng tuyển khi đã có chút xíu skill cho mình. Và có rất nhiều công việc có trong digital marketing mà em có thể chọn ra. Chọn mảng mà em cảm thấy phù hợp nhất để tập trung vào nó. Sau khi đã thành thạo ở một mảng nhất định, em có thể lấn sang những mảng khác.

Ra trường không phải là chuyên ngành marketing, vậy em có thể theo digital marketing không ạ?

Được em nhé.

Các kiến thức về SEO, tối ưu website, lên kế hoạch marketing. Hay phân tích và đo lường đều có thể học tập. Bạn có thể  tích lũy thông qua nhiều nguồn khác nhau. Mọi thứ bạn đều có thể tự học và research trên mạng. Vấn đề là bạn có chịu đầu tư công sức để tìm tòi và học hỏi về nó hay không.